Năm 2012 được coi là năm hoàng kim của xe buýt khi có 413 triệu lượt khách,ócnhìnphóngviênNgànhxebuýtnênnhìnvàođốithủlịch thi đấu bóng đá hôm nay nhưng chỉ 6 năm sau, lượng khách giảm một nửa. Dù vậy, mỗi năm TP.HCM vẫn chi khoảng 1.000 tỉ đồng để trợ giá cho xe buýt, khách đi càng ít thì trợ giá càng tăng để bù lỗ cho doanh nghiệp. Những tuyến xe đi qua các trường đại học, bệnh viện, bến xe từng chật ních khách dần thưa thớt. Đến năm 2018, chỉ có 33 khách trên mỗi chuyến xe có sức chứa hơn 60 người. Điều này không khó lý giải bởi từ lúc còn là sinh viên đến khi đi làm, tôi thấy xe buýt không thay đổi nhiều. Nhiều chiếc xe cũ kỹ vẫn bon bon trên đường xả khói đen xì, nạn móc túi vẫn diễn ra nhan nhản. Tiếp viên, tài xế sau khi được tập huấn vẫn chửi bới hành khách, đánh nhau với người đi đường. Cứ mỗi lần như vậy, ngành xe buýt lại đình chỉ, đưa ra khỏi ngành đối với tài xế nhưng nó chỉ giải quyết được phần ngọn. Khách vắng, chủ xe lỗ vốn nên nhiều tuyến ngưng hoạt động khiến hành khách gặp nhiều bất tiện khi phải đi bộ quãng đường xa để đón xe. Hành khách đi xe buýt phần lớn là sinh viên, người già và lao động nghèo, họ sử dụng phương tiện này vì giá rẻ, thích hợp cho quãng đường xa. Họ nghèo nhưng không đồng nghĩa với việc sẵn lòng chấp nhận ngồi trên những chiếc xe nóng hầm hập, nhìn khuôn mặt hậm hực của tiếp viên. Đừng nghĩ rằng họ bỏ 3.000 đồng để đi cả chục cây số thì có thể bắn về phía họ sự khinh khi, coi thường. Khách hàng là thượng đế, họ muốn tận hưởng tiện ích của phương tiện và vui vẻ, thoải mái trên hành trình dài để lấy năng lượng học tập, lao động hay đối mặt với bệnh tật. Ngành xe buýt nên nhìn vào đối thủ là xe công nghệ để thay đổi mình. Đối với xe buýt, những chiếc xe mới với dàn máy lạnh mát rượi là điểm cộng nhưng nếu thái độ của tiếp viên và tài xế không tương thích thì khách sẽ từ bỏ.